Đường dây nóng:
XÃ PẮC NGÀ
Cập nhật lúc: 07-11-2024 12:45 Lượt xem:

I. TỰ NHIÊN – DÂN CƯ

1. Tự nhiên

Pắc Ngà là xã vùng cao, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ở phía tây bắc huyện Bắc Yên, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 116-700 m. Tọa độ địa lý điểm trung tâm từ 21o19'37" độ vĩ bắc đến  104o29'25" độ kinh đông. Tứ cận: Phía đông, đông nam, đông bắc giáp xã Hang Chú; phía tây giáp xã Chiềng Chăn, xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn); phía nam giáp xã Chim Vàn; phía bắc giáp xã Chiềng Công (huyện Mường La); phía tây bắc giáp xã Chiềng Hoa (huyện Mường La). Từ huyện lỵ đến Uỷ ban nhân dân xã đi theo đường Cao Đa I, Chim Vàn, Tà Hộc là loại đường giao thông liên thôn, có chiều dài 55 km.

Tổng diện tích tự nhiên 6.505,51 ha, trong đó đất nông nghiệp 4.360,71 ha (đất SX nông nghiệp 1.935,77 ha, đất lâm nghiệp 2.415,33ha và một số loại đất khác 9,61 ha), đất phi nông nghiệp 427,68 ha (đất ở 48,64 ha, đất chuyên dùng 335,98 ha và một số loại đất khác 43,06 ha), đất chưa sử dụng 1.717,12 ha[1]. Có 128 ha diện tích lúa nước, diện tích lúa đông xuân 108,4 ha.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 260C. Thường nóng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7. Thường lạnh nhiều vào các tháng 11, 12, 01. Thường nắng nhiều vào các tháng 3, 4, 5, 6. Thường mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm/năm.

Sông Đà chảy qua địa phận các bản bản Tà Ỉu, Lừm Hạ, Pắc Ngà dài 18 km. Suối Hin Phá phục vụ tưới nước cho 6 ha lúa của bản Tà Ỉu. Suối Lừm bắt nguồn từ xã Chiềng Công, Mường La từ Hang Chú chảy qua Lừm Thượng B, C, Nà Phai, Lừm Hạ ra sông Đà có chiều dài 25 km, phục vụ tưới cho 40 ha lúa nước Lừm Thượng A, B, C, Nong Cóc, Nà Phai, Lừm Hạ. Suối Ai bắt nguồn từ bản Trai Bẹ chảy qua bản Nong Cóc ra suối Lừm dài 5 km, cung cấp nước cho 30 ha ruộng lúa nước bản Nong Cóc, Nà Phai. Suối Bước bắt nguồn từ Huổi Co Hát, Hảy Trang Tủa chảy qua bản Bước, bản Pắc Ngà ra sông Đà, dài 7 km, phục vụ tưới cho 20 ha ruộng lúa nước bản Bước, bản Pắc Ngà. Suối Ngà bắt nguồn từ xã Hang Chú chảy qua bản Ảng, bản Pắc Ngà ra sông Đà, dài 10 km, phục vụ tưới cho 30 ha lúa nước bản Ảng, bản Pắc Ngà. Suối E Hành bắt nguồn từ lán Phẳng chảy qua bản Nà Sài ra suối Tựm, chảy qua suối Ngà, dài 8 km, tưới cho 3,3 ha ruộng lúa bản Nà Sài. Sông suối là nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống của người dân.

Núi, đồi, đèo, dốc có thẳm Ảng ở lán Ảng, bản Ảng; thẳm Nặm ở Hua Tà bản Pắc Ngà; thẳm Lán Lanh ở Lán Lanh bản Lừm Hạ; thẳm Bó Ún ở Nặm Bó Ún bản Lừm Thượng C; thẳm Kia ở Tát Phạ.

Năm 1970 xảy ra cháy nhà ở bản Ảng, năm 1980 cháy toàn bộ cả bản, năm 1984 cháy toàn bộ bản Lừm Hạ. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài và do sơ suất của người dân khi dùng lửa. Cơn bão số 6 vào chiều và đêm ngày 25 và 26/9/2008 làm chết 01 người ở bản Pắc Ngà, 03 nhà dân bị trôi hoàn toàn, 46 nhà dân bị hư hỏng phải di dời, làm trôi 01 ô tô tại bản Pắc Ngà. Xã không còn rừng nguyên sinh, có rừng tái sinh, rừng trồng 394 ha. Độ che phủ của rừng 6,03% tổng diện tích tự nhiên.

2. Dân cư

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, dân số các dân tộc xã Pắc Ngà như sau:

TT

Dân tộc

Nam

Nữ

Tổng cộng

1

Kinh

 43

 27

 70

2

Tày

 1

 1

 2

3

Thái

2 887

2 995

5 882

4

Mường

 9

 10

 19

5

Nùng 

 2

 

 2

6

Mông

 5

 1

 6

7

Dao

 1

 

 1

Tổng cộng

2 948

3 034

5 982

 

 

Đến 31/12/2015 xã Pắc Ngà có 11 đơn vị dân cư, 1.345 hộ, 6.493 nhân khảu (nam 3.203 người, nữ 3.290 người)[2]:

 

TT

Tên bản

Số hộ

Số nhân

khẩu

Cách trung

tâm xã (km)

1

Bản Tà ỉu 

58

264

8

2

Lừm Thượng A 

138

648

5,5

3

Lừm Thượng B 

81

398

6

4

Lừm Thượng C 

91

493

6,5

5

Bản Nong Cóc 

176

887

4,5

6

Bản Lừm Hạ 

115

557

7

7

Bản Bứơc 

170

784

1

8

Bản Ảng

173

836

3,5

9

Bản Nà Sài

99

468

6

10

Bản Pắc Ngà 

210

995

4

11

Bản Nà Phai 

34

163

5

 

Tổng số

1.345

6.493

 

 

 

II. KINH TẾ – VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Kinh tế

Diện tích các loại cây trồng chính 1.169,4 ha, trong đó cây lúa mùa 128ha, cây ngô 490 ha, sắn 322 ha. Những vật nuôi chính có trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi trồng thủy sản đạt 10 tấn/năm. Xã có công trình thủy lợi B18. Có công trình thuỷ điện suối Lừm I. Nghề thủ công truyền thống của xã có đan lát nhưng phát triển manh mún, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình.

Đường liên huyện qua xã từ Cao Đa I, Chim Vàn, Tà Hộc, Pắc Ngà, Chiềng Hoa - Mường La, đường nông thôn (68 km). Đường liên xã Pắc Ngà - Chim Vàn (8 km). Phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá tại xã chủ yếu là thuyền, ô tô, xe máy. Bưu điện văn hóa xã đặt tại trung tâm xã. 11/11 bản chưa có đường dây điện thoại cố định. Chợ phiên sông Đà ở bản Lừm Hạ, chủ yếu là mua, bán hàng tiêu dùng.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.922 tấn/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/người/năm, cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 36,76%.

2. Văn hóa

Hầu hết dân cư xã Pắc Ngà là dân tộc Thái, hàng năm tổ chức lễ hội dân gian xên bản và những trò chơi dân gian phổ biến như tó má lẹ, ném còn trong các ngày hội. Mỗi bản thành lập 1 đội văn nghệ, thường xuyên luyện tập, giao lưu giữa các bản trong xã, tiêu biểu như đội văn nghệ bản Lừm Hạ, bản Nong Cóc, Lừm Thượng A, với hình thức hoạt động văn nghệ quần chúng. Phong trào văn nghệ các bản phát triển với nội dung chủ yếu ca ngợi Đảng, Bác, ca ngợi quê hương đất nước... xã thường tổ chức giao lưu giữa các đội nhân dịp ngày lễ, ngày tết.

Người Thái xã Pắc Ngà yêu ca hát, đặc biệt là khắp và nhiều điệu múa như xòe, sạp, trình diễn trên sân khấu lôi cuốn đông đảo khá giả tham gia.

3. Giáo dục

Năm học 2014-2015 xã có 01 trường mầm non, 12 lớp mẫu giáo với 322 học sinh 16 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 01 trường tiểu học, 38 lớp  822 học sinh, 45 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 01 trường trung học cơ sở có 14 lớp 495 học sinh, 29 giáo viên. Cơ sở vật chất có 12 phòng học mẫu giáo, 38 phòng học tiểu học, 14 phòng học THCS.

4. Y tế, Thể thao

Trạm y tế xã đặt ở trung tâm xã, có 01 nhà làm việc cấp 4 với 6 phòng, 05 giường bệnh, 5 cán bộ y tế, trên địa bàn xã có 11 nhân viên y tế bản, hàng năm khám, điều trị cho khoảng 2089 lượt bệnh nhân. Trung tâm xã có 1 sân bóng đá, diện tích khoảng 1.300 m2, nhưng chưa được đầu tư xây dựng. Những môn thể thao mới ở xã có bóng đá, bóng chuyền, cầu lông được người trẻ ưa thích. Phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe được các bản và xã quan tâm nhưng chưa tạo thành phong trào do cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập còn thiếu thốn nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

III. LỊCH SỬ

Xã Pắc Ngà được thành lập tháng 9/1953 thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Từ 5/1955 đến 10/1962, thuộc châu Phù Yên, Khu tự trị Thái – Mèo. Từ 10/1962 đến 8/1964, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Nghĩa Lộ, Khu tự trị Tây Bắc. Từ 8/1964 đến 12/1975, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Nghĩa Lộ, Khu tự trị Tây Bắc. Từ 1/1976 đến nay, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Từ khi được thành lập đến nay, xã Pắc Ngà đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của huyện Bắc Yên. Đảng bộ xã Pắc Ngà hiện nay có 16 chi bộ trực thuộc, 223 đảng viên.

Xã có 12 liệt sỹ, 03 thương binh.

Các tập thể và cá nhân trong xã đã được Nhà nước tặng thưởng: 11 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 16 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 38 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 23 Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, 15 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 01 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 70 bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập thể 27, cá nhân 43. Trong 04 năm 2011 - 2014, có 27 tập thể và cá nhân được Uỷ ban nhân dân huyện tặng giấy khen.

 

 

 


[1] Nguồn: Sở Tài nguyên và Mội trường Sơn La.

[2] Nguồn: - Số hộ, số nhân khẩu theo Cục Thống kê Sơn La

               - Khoảng cách từ trung tâm xã đến các bản theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Yên .

 

  • Video
  • Hình Ảnh
Không có video - Upload lại link