Đường dây nóng:
Chức năng nhiệm vụ phòng kinh tế - Hạ Tầng
Cập nhật lúc: 07-11-2024 12:30 Lượt xem:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: công thương, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ, Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (Trừ nghĩa trang liệt sĩ); quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện theo Điều 5, Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Công thương, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Điều 6, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; Điều 5, Thông tư Liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Điều 6, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biến chế

Cơ cấu tổ chức: Phòng Kinh tế - Hạ tầng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện;

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Phòng;

Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do UBND tỉnh ban hành trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo quy định của pháp luật.

Biên chế: Biên chế công chức của Phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điểu 4. Tổ chức thực hiện

Căn cứ Quy định này, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng ban hành Quy chế làm việc của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng báo cáo UBND huyện xem xét điều chỉnh, bổ sung./.

  • Video
  • Hình Ảnh
Không có video - Upload lại link